Lễ Cúng ông Táo đặt ở đâu? Bếp hay bàn thờ Gia tiên mới đúng?

Le Cung Ong Tao Dat O Dau Bep Hay Ban Tho Gia Tien Moi Dung 636

Theo chia sẻ của chuyên gia tâm linh học và theo chuyên gia phong thủy Việt Nam, cúng ông Công ông Táo ở Việt Nam thường được dân gian cúng ở khu vực bếp đặt ông Táo. Lễ vật cúng và mâm cỗ dâng lên ông Công ông Táo theo phong tục của người Việt Nam được đặt ở bếp và thắp hương ở ban thờ táo quân riêng rồi tiến hành lễ. Tuy nhiên, đối với nhiều gia chủ không có ban thờ ông Táo riêng thì cúng ông Táo ở bếp hay bàn thờ. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Lễ cúng ông Táo đặt ở đâu?

Theo quan niệm xưa, ông Công ông Táo là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong gia đình. Cúng ông Công ông Táo là việc nên làm vào dịp lễ cũng Táo quân ngày 23 tháng Chạp. Ở mỗi miền có thể có sự khác nhau nhất định nên lễ vật cũng có sự khác nhau. Vậy sắm lễ cúng ông Táo bắt buộc phải có những lễ vật gì?

Tìm hiểu lễ vật cúng ông táo

Lễ vật gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn. Mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Mũ được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến nhiều màu sắc. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng.

cung-ong-tao-o-bep-hay-ban-tho
Thắp hương dâng lễ vật cúng trên ban thờ ông Táo

Theo chuyên gia phong thủy, điểm chung của tất cả các miền là diễn ra vào ngày 23 tháng chạp hằng năm và lễ vật sẽ phải có là Hai mũ cánh chuồn dành cho hai Táo ông và một mũ cánh chuồn cho Táo bà.

Những lễ vật khác biệt giữa ba miền

  •  Người Miền Nam với lễ vật cúng Táo quân đơn giản nhất. Duy chỉ có thêm áo của Táo ông, Táo bà và hài bằng giấy.
  •  Người Miền Trung chuẩn bị lễ vật cầu kì hơn. Lễ vật có thêm 1 con ngựa giấy có yên, dây cương so với người Miền Nam.
  •  Miền Bắc người ta có thêm lễ vật là con cá chép còn sống (chép đỏ hoặc chép thường), với quan niệm cá Chép hoá Rồng để về trời.
  • Thêm vào đó, một số nơi có thể làm thêm mâm lễ chay hoặc mặn để thể hiện lòng thành.

Để hiểu hơn về phong tục cúng ông táo của người Miền Nam bạn có thể xem thêm cách cúng đưa ông Táo về trời Miền Nam

Có một sô chư phật thắc mắc mỗi khi diễn ra lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp. Nên đặt mâm cơm cúng Táo Quân ở khu vực bếp hay đặt mâm cơm cúng ông Công ông Táo ở ban thờ Táo Quân?

Việc đặt mâm cơm cúng ông Công ông Táo ở đâu rất quan trọng. Thông thường theo dân gian đặt luôn trong khu bếp, hướng có thể xoay cùng hướng với bếp nấu. Nhưng, nếu nhà nào không có bàn thờ ông Táo riêng thì đặt 1 mâm cúng lễ ở bên bếp và một mâm lễ thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên để làm lễ cúng chính. Nguyên nhân ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Sau khi thực hiện mâm lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp theo phong tục của người Việt. Chư phật đợi hết 2/3 tuần hương tiến hành thụ lộc, khấn vái thành tâm và tạ lễ hoá vàng.

Gia chủ tạ lễ và phóng sinh cá chép. Điều này đồng nghĩa với gia chủ sẵn sàng để ông Táo cưỡi Cá Chép mang theo lễ vật về chầu trời bẩm báo Ngọc Hoàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *